Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Các loại trĩ ngoại và nguyên nhân

Căn cứ theo nguyên nhân gây ra trĩ ngoại, người ta phân trĩ ngoại ra thành 4 dạng: Trĩ ngoại do tắc mạch máu, trĩ ngoại do tĩnh mạch bị phình gập, trĩ ngoại do chứng viêm và trĩ ngoại do tổ chức kết đế gây nên.


 
Hình minh họa. internet
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể 4 dạng trĩ ngoại này :

1. Trĩ ngoại do tắc mạch máu

Hay còn được gọi trĩ ngoại tắc mạch. Bệnh có thể là do vỡ các tĩnh mạch và tạo nên một bọc máu, hoặc là do hiện tượng đông máu ở trong lòng mạch máu. Đây thực chất là một biến chứng thường gặp của bệnh trĩ ngoại.

Việc rặn khi đi ngoài, táo bón, khuân vác nặng, hoạt động thể thao quá sức, hậu sản,… làm tăng áp lực vùng hậu môn gây sung huyết vùng hậu môn là những yếu tố thuận lợi của tắc mạch trĩ.

Sau khi xuất hiện, bọc máu đông sẽ được bao bọc bởi một màng mỏng, dần dính chặt vào niêm mạc và khó bóc tách. Khi thăm khám sẽ thấy ở vùng rìa hậu môn, phía dưới đường lược có một bọc sưng màu phớt xanh, to hoặc nhỏ hơn hạt đậu và căng mọng.

Khi bị trĩ tắc mạch, bệnh nhân sẽ thấy đau rát và cảm giác như có dị vật ở hậu môn. Nếu được rạch lấy cục máu đông ra thì bệnh nhân thấy dễ chịu ngay. Nếu không được điều trị sớm, trĩ tắc mạch sẽ gây hoại tử và chảy máu, chảy mủ.


2. Trĩ ngoại do tĩnh mạch phình gập

Hay còn được gọi là trĩ ngoài phình gập. Bệnh do tĩnh mạch phía dưới đường lược bị phình gấp khúc, ở phần rìa hậu môn hình thành những viền bướu hình tròn hoặc bầu dục. Nếu bị phù nề, kích thước búi trĩ sẽ tăng lên, trong búi trĩ xuất hiện tắc máu và tổ chức kết đế.

Khi trong búi trĩ xuất hiện hiện tượng tắc máu mà không được điều trị sẽ gây ra 2 trường hợp: Tắc mạch hoặc nghẹt búi trị. Nghẹt búi trĩ có thể gây tắc gây phù nề, do đó không thể tự thụt lại vào trong lòng trực tràng được. Tình trạng nghẹt có thể là một phần hay toàn bộ chu vi hậu môn. Khi thăm khám sẽ thấy mặt ngoài của trĩ sa nghẹt có màu xám, ở mặt trong là niêm mạc màu nâu đỏ và phù nề.

Khi bệnh trĩ ngoại phình gập, người bệnh thường thấy đau, khó chịu và vướng hậu môn, nhất là lúc đi đại tiện. Nếu không được điều trị sớm, búi tĩnh mạch có thể sa hẳn ra ngoài hoặc hoại tử, chảy máu kéo dài. Gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh.

3. Trĩ ngoại do viêm, nhiễm khuẩn

Trĩ ngoại nhiễm khuẩn thường gặp là viêm khe, viêm nhú nằm trên đường lược. Biểu hiện lâm sàng của viêm khe, viêm nhú là cảm giác ngứa ngáy hay nóng rát ở hậu môn. Đặc biệt bệnh nhân sẽ thấy “đau phát khóc” khi thăm khám vì cơ vòng hậu môn thít chặt, giãn nở kém. Soi hậu môn thấy các nhú phù nề sưng to, màu trắng, các khe nằm giữa các búi trĩ bị loét nông, màu đỏ.

Trĩ ngoại do viêm nhiễm rất dễ bội nhiễm. Bởi hậu môn là đường ra của phân và nước tiểu mà trong phân có vô số vi khuẩn gây bệnh, nếu búi trĩ thòi ra ngoài lâu và chảy máu liên tục sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và lan sang các cơ quan khác trong cơ thể.

4. Trĩ ngoại do tổ chức kết đế

Hay còn gọi là trĩ ngoại da thừa, trĩ tiêu binh. Do rãnh nhăn ở phần rìa cửa hậu môn phình to, các mô kết đế bị tăng sinh. Ở vùng rìa hậu môn có thể thấy những mảnh da đơn phát hoặc vòng trong sa xuống và lòi ra. Một phần trĩ ngoại do tổ chức kết đế là do trĩ ngoại phình gập biến chứng thành.

Trĩ ngoại tuy phổ biến và hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm. Vì vậy, khi xuất hiện những triệu chứng của bệnh như: ra máu, đau ngứa hậu môn, hậu môn có dị vật, khi sờ thấy có một khối tròn thò ra ở ống hậu môn,…thì nên đến cơ sở y tế uy tín và chuyên khoa để điều trị kịp thời.

Lương y Nguyễn Thị Hiền với bài thuốc truyền đời chữa bệnh trĩ
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét