Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Bệnh trĩ có lây không?

Trĩ là tình trạng các tĩnh mạch ở hậu môn bị dãn ra, phồng lên. Khi trĩ xảy ra ở gần lỗ hậu môn gọi là trĩ ngoại, khi xảy ra ở ống hậu môn gọi là trĩ nội. Nhiều người thắc mắc không hiểu bệnh trĩ có lây không và nếu có thì lây qua đường nào?. Bài viết dưới đây sẽ trả lời giúp bạn câu hỏi này.


benh-tri-co-lay-khong
Bệnh trĩ có lây không? Hình minh họa. internet
Bệnh trĩ có lây không?

Người bị bệnh trĩ có thể yên tâm vì bệnh trĩ không có tính lây truyền và không di truyền, không lây lan từ người này sang người khác hoặc do ngồi chung ghế,… Có thể trong một gia đình có nhiều người bị bệnh trĩ nên khiến nhiều người lầm tưởng bệnh có tính lây truyền hoặc di truyền.

Bệnh trĩ là một trong những bệnh mạch máu tĩnh mạch. Khi các tĩnh mạch bị ứ máu, thì thành mạch bị giãn ra. Những tĩnh mạch bị giãn ra như vậy ở hậu môn được gọi là trĩ.

Sau đây là một vài nguyên nhân gây nên bệnh trĩ để bạn thấy rằng không có nguyên nhân lây truyền bệnh trĩ trong đó.

+ Do chế độ ăn uống: ít rau xanh, uống ít nước, thường xuyên uống các chất kích thích như: rượu, bia, cafe,…

+ Nhịn đi đại tiện và thường để tích tụ trong bụng khoảng 2 – 3 ngày.

+ Táo bón: táo bón, phải rặn là nguyên nhân khiến búi trĩ ngày càng lòi ra và bệnh trĩ ngày càng nặng hơn.

+ Công việc yêu cầu thường xuyên phải ngồi nhiều, đứng lâu một chỗ.

+ Những người thường mang vác vật nặng.

+ Phụ nữ mang thai, sau sinh do chịu một lực lớn từ bên trong khi dặn làm giãn tối đa các tĩnh mạch hậu môn nên tỷ lệ mắc bệnh trĩ đối với phụ nữ sau sinh là rất cao. Vì vậy bạn cần rèn luyện thói quen đi lại nhiều để việc sinh đẻ trở nên dễ dàng hơn.

+ Công việc áp lực khiến tinh thần mệt mỏi, stress cũng là nguyên nhân dẫn đến trĩ.

Qua những điều trên đây ta có thể khẳng định rằng Việc mặc chung quần áo, ngồi chung ghế, ngủ chung giường không thể lây lan và truyền bệnh trĩ được.

Để phòng bệnh trĩ thì bạn nên chú ý các yếu tố sau đây:

Uống nhiều nước giúp phân mềm và dễ đại tiện. Ăn nhiều rau cải, trái cây sẽ giúp phân mềm, khối phân tăng thêm nhờ thế bệnh nhân bớt phải rặn và gián tiếp tránh được bệnh trĩ. Bệnh nhân cần vận động để tránh tăng áp lực trong tĩnh mạch nhất là sau khi ngồi hoặc đứng lâu. Vận động cũng giúp tránh táo bón và giảm trọng lượng nếu bệnh nhân béo phì. Tránh đứng hoặc ngồi lâu.

Khi phát hiện bệnh bạn không nên e ngại mà cần đi điều trị kịp thời để tránh chịu đau đớn và kéo dài quá trình chữa bệnh lại rất gây tốn kém và ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống. 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét