Thứ Ba, 8 tháng 9, 2015

Đánh giá cụ thể về bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ là một căn bệnh gây đau đớn vùng hậu môn và gây rất nhiều khó khăn trong cuộc sống cho người bệnh. Bệnh trĩ chia ra làm trĩ nội và trĩ ngoại. Vậy trĩ nội là gì? Trĩ ngoại là gì? Các đặc điểm của chúng ra sao? 

 

benh-tri-noi
Hình minh họa. internet
Các biểu hiện của trĩ nội

1. Biểu hiện chính là đi vệ sinh ra máu hoặc kèm theo hiện tượng bị sa búi trĩ.

2. Ở giai đoạn đầu của bệnh, búi trĩ khá mềm, khá nhỏ có màu màu tía hoặc màu đỏ tươi, khi đi vệ sinh búi trĩ chưa bị sa ra ngoài thành hậu môn. Đi đại tiện ra máu hoặc chảy máu sau đó, máu chảy ra thành từng giọt hoặc thành tia, màu đỏ tươi, không lẫn với phân và xuất hiện liên tục.

Ở giai đoạn 2 của bệnh, búi trĩ tương đối to, lồi lên và sa ra ngoài hậu môn khi rặn mạnh nhưng sau khi vệ sinh có thể tự động thu vào trong hậu môn. Tình trạng chảy máu giảm hơn nhiều so với giai đoạn đầu của bệnh.

Ở giai đoạn 3 của bệnh, búi trĩ rất to, có màu xám, cứng, búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện, thậm chí khi chạy, hắt hơi, ho hoặc đứng lâu cũng làm búi trĩ sa ra ngoài, không thể tự động co vào trong hậu môn, phải dùng tay đưa búi trĩ mới vào trong hậu môn được hoặc khi cơ thể ở tư thế nằm thẳng, máu chảy ít khi đại tiện hoặc không chảy máu.

3. Thông thường bệnh trĩ nội không có cảm giác đau đớn, giai đoạn 1 và 2 của bệnh hậu môn rất ngứa và sưng. Nếu búi trĩ mà sa ra ngoài và bị kẹt không thu vào phía trong hậu môn được có thể gây nên triệu chứng viêm loét, hoại tử thậm chí là mưng mủ và phát triển thành lỗ rò hậu môn.

4. Thường bệnh trĩ nội không có triệu chứng toàn thân. Bệnh ở giai đoạn cuối có thể gây ra chứng thiếu máu, đại tiện và tiểu tiện đều rất khó khăn

Đánh giá bệnh trĩ nội và các bệnh liên quan đến hậu môn

Bệnh polyp: Thăm khám trực tràng thấy polyp hình dạng u thịt, màu đỏ tươi, mềm. Thường là đơn phát, thỉnh thoảng có sa ra ngoài, hình dạng giống như quả nho. Khi đại tiện có thể sa ra ngoài hậu môn, bệnh thường gặp ở trẻ em hơn người lớn.

Trĩ hậu môn: khối trĩ không thể sa ra ngoài hậu môn, sờ thấy cứng nhưng không đồng đều. Hẹp hậu môn, phân ít chẳng hạn như lỵ, số lần đi đại tiện gia tăng, cảm giác buốt mót, thỉnh thoảng tiết ra dịch bẩn mùi xú uế. Bệnh thường gặp ở người trên 40 tuổi.

Nứt kẽ hậu môn: hậu môn có vết nứt, chảy máu màu đỏ tươi, khi đi đại tiện rất đau, đôi khi đau kéo dài hàng giờ khi đại tiện xong.

Sa trực tràng: cục u sa ra ngoài hậu môn dạng xoắn ốc ở mức độ nhất định, có màu đỏ, sờ vào thấy cứng. Bệnh hay gặp ở trẻ em, người già.

Sa niêm mạc trực tràng: hậu môn lòi ra một cục to dạng nhiều vòng lớp niêm mạc đồng tâm, màu đỏ tươi, không đau, mềm,chảy máu ít. Bệnh thường phổ biến ở người già và đôi khi gặp ở những người bệnh sau khi làm tiểu phẫu chữa bệnh trĩ nội.
 
Lương y Nguyễn Thị Hiền chia sẻ về bài thuốc gia truyền chữa bệnh trĩ 
 
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét