Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Sút hàng chục kg vì chủ quan bệnh trĩ


Hơn 5 năm sống chung với bệnh trĩ, chị Khánh An ở Giáp Nhị, Hà Nội sút gần chục cân, phần vì mất máu nhiều mỗi lần đi ngoài, phần vì quá lo lắng nên mất ăn mất ngủ. Chủ quan không chữa trị sớm nên bệnh của chị mới nặng như vậy.



Nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ từ cách đây 5 năm, ban đầu chỉ là táo bón thường xuyên, đau hậu môn mỗi khi đi ngoài... nhưng chị An chủ quan không đi khám. Dần dần, bệnh tiến triển nặng hơn, chị đại tiện ra máu, mới đầu là vài giọt, sau máu chảy thành tia.

Bệnh ngày càng trầm trọng khiến cơ thể chị mệt mỏi, đau đớn mỗi khi đi cầu, tâm lý bất an. Lo lắng quá mức, chị An còn mất ăn mất ngủ, người theo đó gày hẳn đi. "Tôi sút gần 10kg so với hồi chưa bị bệnh. Lúc đầu phát hiện ra, xem trên mạng thấy bảo Việt Nam 10 người thì 9 người bị trĩ nên tôi nghĩ chắc không sao. Sau bệnh nặng, lo phát sốt nhưng xấu hổ chưa dám đi khám vì phần này hơi nhạy cảm", chị An kể. 

chu-quan-voi-benh-tri
Ngại đi khám, chữa là tâm lý chung của nhiều bệnh nhân trĩ
Mới đây, bệnh nặng quá, mỗi lần ngồi cũng đau đớn nên chị An đành đi khám. Bác sĩ cho biết chị bị trĩ độ 4, phải phẫu thuật mới có khả năng chữa khỏi. Phương pháp nội khoa chỉ có tác dụng với bệnh khi còn ở giai đoạn nhẹ.

Không riêng chị An, rất nhiều người Việt cũng khổ sở vì bệnh trĩ. Một nghiên cứu mới đây ở các tỉnh phía Bắc cho thấy có tới 55% dân số mắc trĩ. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực hậu môn học, thực tế số người mắc bệnh này có thể lên đến 80-90% dân số. Bởi nhiều người bị trĩ giai đoạn một khi chưa có những dấu hiệu rõ ràng nên không biết.

Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Tín: bệnh trĩ tuy ít gây tử vong nhưng lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đây là căn bệnh có khả năng điều trị triệt để, nhưng nếu không biết quan tâm phòng ngừa, chữa trị sớm và đúng cách, bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Các nghiên cứu y học cho thấy: bệnh trĩ có thể do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Đó có thể là vì bệnh lý về đường tiêu hóa (hội chứng lỵ, táo bón), đặc thù công việc (ngồi nhiều, ít vận động), do lao động quá sức, ăn uống không hợp lý, ít chất xơ, sinh hoạt không điều độ... Ngoài ra, trĩ còn thường gặp ở những người bị ung thư trực tràng, u bướu... Theo đó, trĩ không đơn thuần là một bệnh hậu môn, nó còn có thể liên quan đến những bệnh lý nguy hiểm khác. Người bệnh cần đi khám và điều trị sớm ngay khi thấy xuất hiện những dấu hiệu của trĩ như táo bón, đi ngoài ra máu, sa búi trĩ, nứt kẽ hậu môn...

Không chỉ thường gặp ở người già và phụ nữ mang thai, đối tượng mắc bệnh trĩ đang trẻ hóa. Trong đó, tỷ lệ dân văn phòng mắc bệnh này ngày càng nhiều do thói quen ngồi nhiều, ít vận động.

Bệnh trĩ thường được chia theo 4 cấp độ từ nhẹ đến nặng, gồm 3 loại là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Tùy mức độ mà bệnh nhân có thể điều trị theo phương nội khoa hoặc ngoại khoa. Song từ trĩ độ 3, bệnh nhân thường phải dùng thủ thuật, phẫu thuật cắt bỏ thì mới có thể điều trị dứt điểm. Bởi khi đó, búi trĩ đã sa ra ngoài nhiều, không thể tự co lại.

Song tốt nhất, người dân nên xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để phòng tránh bệnh trĩ.
Dưới đây là một số lời khuyên của tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Tín trong việc phòng ngừa căn bệnh này:

- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả mát, uống nhiều nước. Nên bổ sung thêm chất xơ, đồ ăn có tính nhuận tràng, trong khẩu phần ăn và đảm bảo uống đủ 2-3 lít nước một ngày để phòng ngừa táo bón.

- Tập luyện: Một chế độ tập luyện thể dục phù hợp sẽ giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch, nhất là trong các trường hợp ngồi nhiều, đứng lâu, tập luyện cũng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng béo phì gây nên bệnh trĩ.

- Tránh căng thẳng hoặc làm việc quá sức; tránh đứng, ngồi lâu.

- Đại tiện ngay khi có cảm giác muốn đi cầu, đi đều vào một giờ nhất định để tạo thành thói quen sinh hoạt hằng ngày. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét