Thứ Sáu, 6 tháng 11, 2015

Phòng ngừa bệnh trĩ theo từng đối tượng

Bệnh trĩ có xu hướng gia tăng không chỉ về số lượng mà còn theo đối tượng. Ngày nay, ai cũng có thể mắc bệnh trĩ. Vậy làm thế nào để có thể phòng ngừa căn bệnh khó nói này.

I. Phòng bệnh trĩ ở trẻ nhỏ.

phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ em
Phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ em. (Ảnh minh họa: Internet)

Tuy tỷ lệ phát sinh trĩ ở trẻ nhỏ tương đối thấp, nhưng khách quan vẫn có khả năng mắc bệnh trĩ. Quan sát thực tế trong lâm sàng cho thấy, việc phòng trĩ ở trẻ nhỏ và ở người trưởng thành tuy giống nhau, nhưng trĩ ở trẻ nhỏ vẫn có những đặc điểm riêng, do vậy khi phòng ngừa trĩ cho trẻ nhỏ phải tập trung vào một số điểm sau :
– Thường xuyên điều chỉnh khẩu phần ăn của trẻ. Vì chức năng tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh, khả năng tự điều chỉnh còn thấp, dễ dẫn đến hiện tượng khảnh ăn, do đó phải thường xuyên chú ý điều chỉnh khẩu phần ăn cho trẻ. Phải khuyến khích trẻ ăn nhiều loại thức ăn như rau xanh, hoa quả tươi và mật ong,… để đảm bảo đi đại tiện thông suốt, đề phòng phân khô và táo bón.
– Tập thói quen đại tiện đúng giờ. Khi đi đại tiện không nên cho trẻ ngồi xổm lâu hoặc vừa ngồi bô vừa nghịch đùa trong thời gian dài, để tránh ứ máu ở cửa hậu môn, rồi từ đó gây ra trĩ.
– Giữ vệ sinh cửa hậu môn. Nhất định phải rửa sạch cửa hậu môn cho trẻ sau khi đi đại tiện và trước khi ngủ, phòng viêm nhiễm gây ra bệnh trĩ và một số bệnh khác ở hậu môn.

II. Phòng ngừa bệnh trĩ cấp tính trong thời gian thai nghén.

phòng ngừa bệnh trĩ ở phụ nữ có thai
Phụ nữ mang thai dễ bị bệnh trĩ (Ảnh minh họa: Internet)

Theo thống kê, có khoảng 85% phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ và thai nghén bị trĩ hoặc bị trĩ cấp tính. Nguyên nhân đầu tiên là do khi thai nghén, áp lực ở bụng tăng cao, đặc biệt thai nghén ở giai đoạn cuối, tĩnh mạch khoang tử cung phình to chèn ép, thứ 2 là trong thời kỳ có thai, người có thai phần lớn bị táo bón, nên cũng làm tăng áp lực, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hồi chuyển máu ở trực tràng hậu môn, gây ra hiện tượng sung huyết, giãn tĩnh mạch cục bộ, rồi dẫn đến bệnh trĩ phát tác cấp tính. Vậy làm thế nào để phòng bệnh trĩ ở bà bầu hiệu quả ?
– Chú ý điều tiết khẩu phẩn ăn trong thời kỳ thai nghén, đảm bảo đi đại tiện thông suốt. Trong thời kỳ thai nghén phải chú ý phối hợp các loại dinh dưỡng, nên ăn nhiều loại rau quả tươi, điều này rất có lợi cho đại tiện thông suốt. Đặc biệt thời kỳ trước khi sinh nở, phân dễ bị khô, có thể uống mật ong và dùng thêm thuốc Đông y nhuận tràng như : viên nhuận tràng làm từ hạt đay, như vậy sẽ có lợi cho phòng ngừa táo bón.
– Chú ý kiên trì tập luyện vừa phải, điều độ, như đi bộ,… phải vận động cửa hậu môn thường xuyên, tuyệt đối không được ngồi nhiều, đứng lâu.
– Việc giữ vệ sinh cửa hậu môn rất quan trọng, mỗi người nên ngồi ngâm nước nóng 1- 2 lần, mỗi lần 15 – 20 phút. Làm như vậy vừa giữ sạch cửa hậu môn, ngăn chặn viêm nhiễm vừa thúc đẩy tuần hoàn máu ở cửa hậu môn và ngăn chặn trĩ phát tác cấp tính.

III. Phòng bệnh trĩ ở người già.

phòng ngừa bệnh trĩ ở người già
Người già cơ thể lão hóa dễ mắc bệnh trĩ. (Ảnh minh họa: internet)

Đến tuổi già, cơ thể chuyển sang trạng thái suy thoái, hoạt động ít đi, chức năng tiêu hóa yếu dần, các cơ ở cửa hậu môn trở nên lỏng nhão, mạch máu dễ bị gập phình là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Do vậy, việc phòng ngừa bệnh trĩ ở người già rất quan trọng, phải đặc biệt quan tâm đến một số điểm sau:
– Thường xuyên tham gia hoặc tập những môn thể thao phù hợp như chạy chậm, đi bộ sau khi ăn,… Vận động vừa phải nhưng phải đều đặn, khiến các cơ bắp luôn giữ được trương lực ở một mức độ nhất định.
– Trước và sau khi đại tiện phải vận động cửa sau sẽ có lợi cho tuần hoàn máu cửa hậu môn và duy trì đại tiện thông suốt.
– Tập thói quen sinh hoạt điều độ. Ăn uống đúng giờ, đủ chất, sinh hoạt thường ngày có quy củ và đi đại tiện đúng giờ. Tuyệt đối không hút thuốc, uống rượu, ăn ít thức ăn cay nóng. Mỗi ngày nên ngồi ngâm nước nóng khoảng 15 phút trước khi đi ngủ, điều này rất có ích cho cơ thể.
– Dinh dưỡng phải phù hợp với yêu cầu của người già, tỷ lệ thức ăn từ động vật nên ít hơn thực vật, nên ăn nhiều rau quả và mật ong,… bảo đảm đại tiện thông suốt và phòng táo bón.
Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hiền
Điện thoại: 0967.2468.74 hoặc 0906.298.985
Địa chỉ: Xóm Đình – Thôn Phú Vinh – Xã An Khánh – Huyện Hoài Đức – Hà Nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét