Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

Lời khuyên dành cho phụ nữ mang thai bị bệnh trĩ.

Bệnh trĩ khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là tương đương nhau. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai là những người có nguy cơ mắc bệnh trĩ rất cao..

Thai phụ mắc bệnh trĩ không phải vấn đề hiếm gặp và nếu bạn mắc trĩ trước khi mang thai thì bệnh sẽ có xu hướng phát triển trong những giai đoạn tiếp theo của thai kỳ, theo thống kê có trên 50% phụ nữ bị trĩ trong giai đoạn mang thai hay sau sinh. Thời điểm thai phụ dễ mắc bệnh trĩ thường nằm trong khoảng 3 tháng cuối của thai kỳ hoặc những người mang thai lần đầu tiên. Phụ nữ mang thai mắc bệnh trĩ có triệu chứng chảy máu nhiều khi đi ngoài có thể dẫn đến thiếu máu, đe dọa lớn đối với sức khỏe của người mẹ cũng như thai nhi.

phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh trĩ

Phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh trĩ (nguồn: Internet)

Theo TS. Vũ Thị Lừu - Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa-Bệnh viện E thì có nhiều nguyên nhân khiến thai phụ bị mắc bệnh trĩ trong lúc mang thai. Khi mang thai, tuần hoàn máu trong cơ thể tăng lên, khiến các tĩnh mạch giãn nở. Thai càng lớn, sự chèn ép của tử cung lên tĩnh mạch càng cao, tĩnh mạch phần dưới trực tràng càng giãn to khiến thai phụ dễ mắc bệnh trĩ. 
Ngoài ra, phụ nữ khi mang thai dễ thay đổi nội tiết, bổ sung nhiều canxi và sắt hơn thường ngày, ít vận động... sẽ dẫn đến táo bón. Việc gắng sức khi rặn để tống phân ra ngoài có thể tạo sức ép làm các tĩnh mạch bị giãn và dẫn đến trĩ.
Với những triệu chứng như đi ngoài ra máu, đau rát, luôn có cảm giác vướng, khó chịu, sờ thấy búi trĩ ở hậu môn..., bệnh trĩ làm cho người bệnh đau đớn, khó chịu, tinh thần không thoải mái. Thậm chí, bệnh có thể gây những biến chứng nguy hiểm như: tắc mạch, nghẹt, nhiễm khuẩn do trĩ.
Nếu bạn đang có dấu hiệu bị trĩ ngoại, thì những lời khuyên sau đây có thể giúp ích cho bạn:
  • Tắm nước ấm: Tắm và ngâm mình trong nước ấm có thể giúp bệnh trĩ thuyên giảm đáng kể do máu được kích thích lưu thông dễ dàng.
  • Tránh hiện tượng táo bón bằng cách ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước.
  • Tránh ngồi quá lâu: Việc ngồi quá lâu một chỗ sẽ làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, tăng mức độ nặng của bệnh trĩ. Vì vậy, thai phụ nên thường xuyên đi lại hoặc nằm xuống nghỉ ngơi thay vì ngồi quá lâu.
  • Tập thể dục: Đi bộ nhẹ nhàng hay tập các bài tập liên quan tới xương chậu.
Nếu đã áp dụng các cách trên mà bệnh tình không thuyên giảm mà có dấu hiệu nặng hơn, bạn nên đi khám và điều trị bệnh trĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. 
Nguồn: Sưu tầm.
Lưu ý: Những thông tin trên mang tính chất tham khảo, để việc điều trị bệnh của bạn có hiệu quả cao nhất bạn nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi áp dụng!

Để được tư vấn về sức khỏe tổng quát, sức khỏe về bệnh, và cách phòng tránh xin vui lòng liên hệ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN
Lương Y: Nguyễn Thị Hiền
Điện thoại: 0967.2468.74 hoặc 0906.298.985
Địa chỉ: Xóm Đình – Thôn Phú Vinh – Xã An Khánh – Huyện Hoài Đức – Hà Nội
Website: www.luongynguyenthihien.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét